Bạn biết gì về bệnh Sùi mào gà?

Mục lục bài viết

Sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà còn được gọi là bệnh “Mồng gà” hay bệnh “Mụn cóc sinh dục”. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hiện nay do vi rút Humains Papillomavirus (HPV) gây ra.

Nguy cơ mắc bệnh như nhau ở cả nam và nữ. Đặc biệt là người trẻ từ 16 đến 40 tuổi có hoạt động tình dục.

Các đường truyền

Hơn 90% trường hợp phát hiện sùi mào gà thông qua quan hệ tình dục không an toàn.

Phần còn lại do tiếp xúc qua những con đường khác như:

  • Truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn chuyển dạ – sinh con: trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ (thông qua cuống rốn, nước ối) hoặc lây truyền khi đã được sinh ra (trong khi người phụ nữ trở dạ tiếp đứa trẻ bị tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này).
  • Việc tiếp xúc thân mật (ôm, hôn, dùng chung đồ cá nhân,..) cũng có thể lây truyền bênh, Vi rút HPV – sùi mào gà tồn tại trong máu, tuyến nước bọt và dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà. Vì thế, khi hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà.

Quan hệ tình dục không an toàn dễ mắc sùi mào gà

Dấu hiệu nhận biết

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 9 tháng. Sau đó bắt đầu xuất hiện những triệu chứng lâm sàng, thường không có các triệu chứng cơ năng.

Sùi mào gà thường mọc các sẩn sùi ở xung quanh vùng sinh dục và hậu môn. Ngoài ra, các nốt sẩn sùi cũng mọc xung quanh vùng da tổn thương tiếp xúc với dịch có chứa virus.

Biểu hiện ở gia đoạn đầu khi mắc sùi mào gà chủ yếu là những vết sùi nhỏ, mềm và nhô cao lên màu hồng tươi, có chân hoặc có cuống; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng, hầu như ít ngứa, không đau và dễ gây chảy máu. Thường xuất hiện ở các vị trí như: dương vật, hậu môn, âm đạo, họng…

Khi sùi mào gà phát triển nặng hơn sẽ thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể lên đến vài cm, có thể liên kết với nhau tạo nên mảng rộng trông giống như mồng gà hoặc hoa súp lơ màu hồng tươi. Bề mặt mềm, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

Quan hệ tình dục không an toàn dễ mắc sùi mào gà

Quan hệ tình dục không an toàn dễ mắc sùi mào gà

Phương pháp điều trị

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh Sùi mào gà. Tuỳ theo tình trạng bệnh lý và mức độ nặng – nhẹ, các phương pháp điều trị phổ biến ở nước ta hiện này là:

Tiểu phẩu

Đốt điện – Đốt laser: dùng cho những sang thương có kích thước nhỏ, số lượng ít.  Điều trị trong ngày, hiệu quả tốt, tỉ lệ tái phát thấp.

Phẫu thuật

Phương pháp phẩu thuật được chỉ định trong những sang thương lớn, nốt sùi có kích thước lớn.

Hoá chất: hiện tại đang có nhiều hoá chất được sử dụng trong việc điều trị bệnh sùi mào gà, điển hình một số loại như: Podophyllin 10 – 20%, Podophyllotoxine, Acid trichloracetic 50 -80%, Imidazo quinoline, Bleomycine 0.1%,…tuy nhiên tỉ lệ tái phát cao.

Làm sao để phòng tránh?

Tầm soát định kỳ các bệnh lây qua đường tình dục và HIV mỗi 3 tháng 1 lần. Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B.

Luôn luôn sử dụng bao cao su trong vấn đề quan hệ tình dục với bạn tình.

Ngoài ra, luôn giữ lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều xơ, vitamin. Hạn chế các thức ăn cay, nóng, rượu bia và chất kích thích. Người bệnh cũng cần có thời gian nghĩ ngơi và sinh hoạt phù hợp, ngủ sớm.

Trong quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ chuyên khoa khi thấy các dấu hiệu bất thường.

Hiện tại, phòng khám Alocare đang cung cấp dịch vụ điều trị sùi mào gà phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn và thăm khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Nguồn: Alo Care

Bạn nên xem thêm >>> Bệnh lậu là gì? Nguồn lây nhiễm và điều trị như thế nào?

Bạn nên xem thêm >>> HPV và 3 điều bạn cần biết

Bạn nên xem thêm >>> Sử dụng PrEP miễn phí tại Alo Care liệu có an tâm?

   https://ldtbxh.hatinh.gov.vn/upload/tailieu/hinh-anh-benh-sui-mao-ga-1675329875i.htm

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Shopping cart
Start typing to see posts you are looking for.