HIV VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Mục lục bài viết

Trước đây, dương tính HIV đồng nghĩa với một bảng án tử cho mình. Tuy nhiên, quan điểm đó đã quá cũ. Hiện nay, người ta nhìn nhận HIV như một căn bệnh mãn tính, nếu người bệnh tuân thủ phát đồ điều trị thì vẫn sống khoẻ mạnh. Tuy không phải là một căn bệnh mới nhưng những kiến thức về HIV vẫn rất cần thiết trong cuộc sống ngày nay.

HIV và những điều cần biết

1. HIV là gì?

HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Vi rút có khả năng gây tổn thương hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể người không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài và dẫn đến kết cục tử vong.

Nếu người bệnh không tuân thủ điều trị sẽ chuyển qua gia đoạn AIDS – giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Bệnh nhân AIDS có hệ miễn dịch yếu và dễ mắc phải các nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các căn bệnh liên quan tới rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS tùy thuộc cơ thể và sự đáp ứng miễn dịch của từng người.

2. Các con đường lây nhiễm

2.1. Đường máu

HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào lympho T trong máu (phòng tuyến giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại) và vô hiệu hóa lympho T.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lây truyền HIV qua đường máu như: Việc sử dụng thường xuyên các dụng cụ tiêm chích không được khử trùng, dùng chung dụng cụ tiêm chích, hay các vật dụng thường dính máu (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cây nặn mụn, dụng cụ ráy tai…). Nguy cơ bị nhiễm qua đường máu còn xuất phát từ việc truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc HIV.

2.2. Hoạt động tình dục không lành mạnh

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ lây nhiễm HIV từ việc quan hệ không được bảo vệ chiếm 0,1-1% mỗi lần. Và tỉ lệ này sẽ tỉ lệ thuận với tần suất quan hệ nhiều hay ít. Ngược lại, tỉ lệ này sẽ được bảo vệ 90 – 95% nếu như cả bản thân người có HIV và người chưa biết tình trạng nhiễm có biện pháp phòng ngừa đúng cách.

Hầu hết việc lây nhiễm từ việc quan hệ qua đường âm đao, hậu môn, quan hệ bằng miện vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu như trong miệng có những vết trầy xước dù là nhỏ nhất vẫn tạo cửa ngõ cho HIV lây truyền.

Quan hệ tình dục an toàn phòng tránh HIV

2.3. Lây truyền qua đường từ mẹ sang con

Người mẹ dương tính với HIV sẽ có khả năng lây nhiễm cho con khoảng 30%. Vi rút HIV lây truyền từ mẹ sang con do từ nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, chất dịch khi trở dạ, sữa mẹ khi cho con bú. Do đó, người mẹ sẽ được khuyến khích theo dõi và dự phòng trong suốt thai kì và trong lúc sinh để đảm bảo an toàn cho con.

3. Các giai đoạn của HIV khi bị nhiễm

Giai Đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ) thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu thực hiện hành vi nguy cơ không an toàn).

Giai Đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm HIV (+) dương tính.

Giai Đoạn cận AIDS: Hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đang trên đà giảm, người bệnh xuất hiện vài căn bệnh cơ hội điển hình

Giai Đoạn AIDS: “khung xương” hệ miễn dịch của nguời nhiễm đã không còn chống đỡ được, các bệnh cơ hội dần xuất hiện có thể dồn dập hoặc từng bệnh::

  • Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
  • Sốt , tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
  • Xuất hiện nhiều bệnh như: ưng thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân…
  • Người bệnh nhanh chóng tử vong nếu không được điều trị tích cực.

4. Khi phát hiện HIV, bạn cần phải làm gì?

Phương pháp hiệu quả để biết mình có bị nhiễm HIV là xét nghiệm, nếu bản thân thuộc nhóm có nhiều nguy cơ cần được xét nghiệm định kì mỗi 3 -6 tháng 1 lần.

Nếu như xét nghiệm cho kết quả dương tính cần liên hệ đến các cơ sở y tế, khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng của các quận, huyện để được tham vấn và kết nối điều trị. Hiện nay người nhiễm HIV được kết nối điều trị ARV – thuốc kháng lại vi rút HIV. Nếu như người bệnh tuân thủ thuốc tốt có thể ức chế tải lượng virus ở mức không phát hiện.

Cho dù người bệnh ở giai đoạn nào của HIV nếu kết nối điều trị ARV sớm thì hệ miễn dịch của người bệnh sẽ phục hồi qua đó sức khoẻ tinh thần thể chất của người bệnh sẽ tiến triển tốt hơn. Vì vậy điều trị sớm và liên tục với cho người nhiễm HIV là một điều quan trong trong chiến lượt kết thúc đại dich HIV trong tương lai.

5. Các biện pháp phòng ngừa

Hiện nay có nhiều phương pháp để hạn chế lây nhiễm HIV trong cộng đồng trong đó điều trị và dự phòng là phương pháp song song và được kết hợp đồng thời. 

Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi. Trong trường hợp quan hệ tình dục với người khác cần sử dụng bao cao su đúng cách.

Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm mình, châm cứu,…

Phụ nữ có tình trạng nhiễm HIV nên tham vấn cơ sở y tế uy tín để có phương pháp dự phòng tốt nhất.

Nguồn: Alocare

Bạn cần xem thêm >>> Bạn biết gì về bệnh sùi mào gà?

Bạn cần xem thêm >>> Bệnh lậu là gì? Nguồn lây nhiễm và điều trị như thế nào?

Bạn cần xem thêm >>> Bệnh nhiễm Chlamydia là gì? Có nguy hiểm không?

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Shopping cart
Start typing to see posts you are looking for.