Phương thức lây nhiễm HIV và các biện pháp phòng ngừa HIV

Mục lục bài viết

Phương thức lây nhiễm HIV qua 3 con đường chính: đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Với người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, việc dự phòng sau phơi nhiễm HIV –  PEP, hay dự phòng trước phơi nhiễm HIV – PrEP  (với điều kiện XN HIV âm tính) cùng với các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV khác (Quan hệ tình dục và tiêm chích an toàn, không truyền máu, không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV…..) Tuân thủ điều trị và xét nghiệm thường xuyên là những việc cần lưu ý để phòng tránh lây nhiễm HIV.

Đại cương về virus HIV và các khái niệm cơ bản

HIV gây nhiễm tế bào người như thế nào?

Nguồn chứa HIV:

– Máu và các dịch cơ thể: tinh dịch, dịch âm đạo, dịch não tủy, nước mắt, nước bọt…

– Tuy có một lượng virus rất nhỏ trong nước mắt, nước bọt nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng về chúng đóng vai trò trong việc lây nhiễm.

HIV tiến triển qua những giai đoạn khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm HIV tiên phát
  • Giai đoạn tiềm tàng
  • Nhiễm HIV có triệu chứng
  • AIDS (nhiễm HIV tiến triển)

Phòng ngừa lây nhiễm HIV

Nguyên tắc phòng ngừa phổ quát:

– Coi tất cả máu và dịch cơ thể đều có nguy cơ lây nhiễm

– Làm giảm tối đa phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể thông qua:

  • Sử dụng hàng rào bảo vệ (găng tay, áo choàng bảo hộ, kính mắt)
  • Vệ sinh tay (rửa tay ướt, rửa tay khô)
  • Thực hành tiêm an toàn (bơm kim tiêm sạch, đúng quy trình)
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm

– Quan hệ tình dục an toàn:

  • Kiểm soát môi trường máu và dịch cơ thể (xử lý rác thải y tế)
  • Xử trí các vật sắc nhọn (xử lý bơm kim tiêm và vật sắc nhọn)

Phòng ngừa lây truyền hiv từ mẹ sang con:

Thời điểm lây truyền của HIV:

– Trước sinh (khi mang thai, trong tử cung): 25%

– Khi sinh (lúc chuyển dạ và sinh con): 50%

– Sau sinh (qua bú mẹ): 25%.

Lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai:

– Màng nhau có tác dụng bảo vệ thai nhi.

– HIV từ máu mẹ có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua màng nhau thai.

– Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, màng nhau thai mỏng dần, tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của HIV từ mẹ sang con.

– Tế bào CD4 có HIV có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua màng nhau thai.

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV – Prep

PrEP hay Pre-Exposure Prophylaxis có nghĩa là Dự phòng trước phơi nhiễm = Dùng ARV TRƯỚC KHI phơi nhiễm HIV đối với người có HIV âm tính nhằm dự phòng lây nhiễm HIV.

  • PrEP là chiến lược dự phòng HIV mới bằng cách sử dụng thuốc ARV đối với người chưa nhiễm HIV.
  • Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), PrEP là biện pháp dự phòng bổ sung đối với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
  •  PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV: Giảm đến 99% nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục nếu dùng theo đúng chỉ định và Với người tiêm chích ma túy có tác dụng bảo vệ ít nhất 74%.

PrEP sử dụng cho “Tất cả những người CHƯA NHIỄM HIV mà có NGUY CƠ lây nhiễm HIV cao”

Các nhóm đối tượng rất hiệu quả với PrEP:

  • Nam có quan hệ tình dục  với nam (MSM), Người chuyển giới nữ (TG);
  • Các cặp dị nhiễm (vợ/chồng/bạn tình thường xuyên có HIV dương tính).
  • Người tiêm chích ma túy;
  • Phụ nữ mại dâm.

MSM và TG được xem là có nguy cơ nhiễm HIV nếu họ có ít nhất một hành vi nguy cơ trong 6 tháng trước:

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không dùng BCS.
  • Sử dụng ma túy đá (methamphetamine tinh thể), tiêm chích ma tuý khi QHTD.
  • Bán dâm.
  • Nhiều hơn 1 bạn tình.
  • Mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI).
  • Đã từng sử dụng PEP

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV – PEP

Các phương thức phơi nhiễm HIV bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không sử dụng bảo vệ như bao cao su hoặc bị rách, hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đều có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc vật dụng tiêm chích: Việc sử dụng chung kim tiêm hoặc vật dụng tiêm chích có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV nếu chúng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không được sử dụng đúng cách.
  • Truyền máu: Việc nhận máu từ người nhiễm HIV hoặc sử dụng chung vật dụng sắc nhọn không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung dao cạo râu: Sử dụng chung dao cạo râu có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV nếu chúng được sử dụng chung với người nhiễm HIV.
  • Phơi nhiễm do nghề nghiệp: công an, nhân viên y tế…

Nếu nghi ngờ mình đã phơi nhiễm HIV, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và kiểm tra HIV.
  • Nếu thời gian phơi nhiễm trong vòng 72h, cân nhắc sử dụng PEP.

PEP (Post-Exposure Prophylaxis) là một phương pháp phòng ngừa nhiễm HIV cho những người đã tiếp xúc với virus HIV, để giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với máu, tinh dịch, âm đạo, nước tiểu, nước bọt hoặc dịch cơ thể khác của người bị nhiễm HIV.

PEP thường được sử dụng như một biện pháp khẩn cấp, trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus HIV. Sử dụng thuốc kháng retrovirus (ARV) trong 28 ngày để ngăn chặn vi rút HIV phát triển trong cơ thể.

 Hiện tại phòng khám Alo Care cung cấp PrEP miễn phí, PEP 72h và điều trị ARV. 

ALO CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE THÔNG MINH

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Shopping cart
Start typing to see posts you are looking for.