Không phát hiện = Không lây truyền

Mục lục bài viết

Không phát hiện = Không lây truyền (được viết tắt K=K ) là Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục

Bằng chứng của khoa học

Các nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây được thực hiện trên các châu lục khác nhau trên thế giới với các chủng tộc khác nhau trên hàng ngàn người chưa nhiễm HIV với tổng số hàng trăm ngàn lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đang điều trị ARV và có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu (không phát hiện) cho thấy họ không bị nhiễm HIV (không lây truyền). Những người chưa nhiễm HIV trong các nghiên cứu trên bao gồm cả những người quan hệ tình dục đồng giới; quan hệ tình dục khác giới nhưng không sử dụng bao cao su hay thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

Các bằng chứng khoa học trên đã được công bố tại các Hội nghị khoa học Thế giới về HIV/AIDS năm 2017 tại Paris và 2018 tại Hà Lan. Cho đến nay hàng trăm tổ chức quốc tế bao gồm cả các tổ chức có uy tín như Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (US.CDC) cũng đã xác nhận phát hiện này.

Tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu được cho là ngưỡng không phát hiện được HIV

Hiện nay, tất cả các xét nghiệm tải lượng vi rút trên thế giới đều thực hiện dựa trên các máy xét nghiệm đếm tự động. Các máy khác nhau của các hãng sản xuất khác nhau đưa ra các “ngưỡng phát hiện” khác nhau. Hầu hết các máy xét nghiệm đều có thể phát hiện được có vi rút HIV trong máu khi số lượng từ 200 bản sao/1ml máu. Một số máy có thể phát hiện với số lượng vi rút thấp hơn như 50 bản sao/1ml máu.

Do vậy, thế giới cần thống nhất một ngưỡng chung. Ngưỡng chung quy định trong các nghiên cứu này là 200 bản sao/1ml máu. Dưới 200 bản sao được coi là không phát hiện.

“Không phát hiện = Không lây truyền” chỉ ngăn ngữa lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Cần khẳng định rằng khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu sẽ chỉ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục tức là ngay cả khi duy trì được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện cũng chỉ không làm lây truyền HIV sang bạn tình qua quan hệ tình dục.

Những trường hợp không áp dụng nguyên tắc “K=K”

“Không phát hiện = Không lây truyền” không áp dụng được cho lây truyền từ mẹ sang con vì đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt được và duy trì được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện mà người phụ nữ đó mang thai sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi mang, khi sinh hoặc khi cho con bú bằng sữa mẹ.

Không phát hiện = Không lây truyền không áp dụng để phòng lây nhiễm HIV qua đường máu mặc dù khi tải lượng vi rút trong máu khi điều trị ARV có thể ở mức thấp. Do vậy không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, sử dụng các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máu để tránh bị lây nhiễm HIV.

Không phát hiện = Không lây truyền cũng không áp dụng cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Ngay cả khi đạt tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu cũng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà…Do vậy người có tải lượn vi rút dưới ngưỡng phát hiện vẫn cần sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục để dự phòng lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.

Alo Care – Địa chỉ xét nghiệm, điều trị HIV uy tín, bảo mật, chuyên nghiệp

AloCare là chuyên cung cấp dịch vụ điều trị HIV và các bệnh tình dục đảm bảo uy tín, chất lượng và bảo mật thông tin khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

XEM THÊM

NHẬN BIẾT GIANG MAI: ĐỪNG CHỦ QUAN KHI KHÔNG TRIỆU CHỨNG

TẦM SOÁT UNG THƯ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

CỤC PHÒNG CHỐNG IV/AIDS

 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Shopping cart
Start typing to see posts you are looking for.