CẦN LÀM GÌ ĐỂ DỰ PHÒNG HIV?

Mục lục bài viết

HIV- môt căn bệnh không còn quá mới với mỗi chúng ta. Từng là một nỗi ám ảnh như một căn bệnh thế kỉ, nhưng hiện nay dưới sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực y tế; các nhà khoa học đang dần có những bước chuyển mình trong công nghệ nghiên cứu để tạo ra loại thuốc có thể ức chế hoàn toàn HIV.

Thành tựu đáng ghi nhận trong những năm gần đây là việc tìm và phát triển các loại thuốc hay phương pháp để dự phòng HIV hiệu quả. Đây được xem như là tia hi vọng về tương lai không xa có thể chấm dức đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.

Y học ngày càng tìm ra nhiều phương pháp phòng ngừa HIV

Y học ngày càng tìm ra nhiều phương pháp phòng ngừa HIV

  1.             Phương pháp dự phòng truyền thống

Phương pháp dự phòng HIV cơ bản dựa trên nguyên tắc tránh mọi sự tiếp xúc với máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất dịch tiết ra từ vết thương hở…) hay với sinh dục của người khác. Đặc biệt là của những người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không.

Muốn tránh các tiếp xúc nguồn lây, phương pháp cơ bản nhất là sử dụng bao cao su trong khi quan hệ. Quan hệ an toàn chung thủy 1 vợ 1 chồng. Hạn chế tiếp xúc các dụng cụ dính máu như kim tiêm, dụng cụ dính máu nhưng chưa đươc sát khuẩn hoặc chế phẩm từ máu, như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cây nặn mụn, truyền máu…

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng ngừa HIV

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng ngừa HIV

 

  1.             Phương pháp dự phòng HIV trước phơi nhiễm – PrEP

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (xuất phát từ cụm từ tiếng Anh – Pre-Exposure Prophylaxis) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

PrEP uống hằng ngày là sử dụng thuốc ARV có chứa tenofovir để dự phòng lây nhiễm HIV.

PrEP được khuyến cáo dùng cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Bao gồm nam quan hệ đồng giới (MSM), người chuyển giới nữ (TGW), phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy và vợ, chồng, bạn tình âm tính của người có HIV.

 

Trong đó nhóm đối tượng MSM là nhóm đối tượng được khuyến cáo rất nên sử dụng. Một số công trình nghiên cứu chỉ ra rằng chưa có trường hợp nào ghi nhận việc nhiễm HIV khi đang dùng PrEP liên tục và đầy đủ.

Từ ghi nhận đó có thể thấy tính ưu việt của PrEP trong công cuộc dự phòng HIV hiện nay. Việc lựa chon PrEP như một phương pháp chính để dự phòng. Ngoài ra nên kết hợp hợp với một số phương pháp dự phòng khác sẽ đem lại hiệu quả dự phòng gần như tuyệt đối.

Ở Việt Nam việc triển khai cung cấp PrEP để dự phòng HIV đang được triển khai đồng bộ và hiệu quả trên nhiều tỉnh thành. Bạn có thể liên hệ đến tất cả các cơ sở y tế cộng đồng có hỗ trợ sử dụng PrEP để được tư vấn và sử dụng PrEP kịp thời nhanh chống.

Phòng khám Alocare hiện đang cung cấp PrEP miễn phí

Phòng khám Alocare hiện đang cung cấp PrEP miễn phí

  1.             Phương pháp dự phòng HIV sau phơi nhiễm – PEP

PEP –  dự phòng sau phơi nhiễm là việc sử dụng thuốc kháng vi rút HIV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người âm tính với HIV và đã phơi nhiễm với HIV.

PEP sử dụng các loại thuốc điều trị HIV được dùng ngay sau khi có khả năng bị phơi nhiễm với HIV để ngăn không cho vi rút xâm nhập vào cơ thể bạn. Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cần được chỉ định và sử dụng càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ (3 ngày).

PEP thực sự phát huy tác dụng chỉ khi sử dụng tuân thủ và xem nó như một phương pháp dự phòng HIV khẩn cấp chứ không sử dụng thường xuyên. Có thể nói việc sử dụng phương pháp PEP như một một “phao cứu sinh”, giải quyết nỗi lo cho bạn khi gặp trường hợp có khả năng bị nhiễm HIV khi phơi nhiễm.

  1.             Điều trị để dự phòng (TasP- Treatment as Prevention)

Hiện nay khái niệm “trung tính với HIV” cũng đang dần được mở rộng nhằm cho cộng đồng có cái nhìn tích cực và đầy đủ hơn về HIV. Điều đó có nghĩa dù tình tình trang HIV của họ âm tính hay dương tính cũng không còn là vấn đề nếu được tiếp cận ARV để điều trị và dự phòng.

“Điều trị để dự phòng” tức là khi người nhiễm HIV đã điều trị ARV ổn định. Người nhiễm đạt kết quả và duy trì tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng phát hiện thì không lây truyền cho người khác qua đường tình dục. Việc hướng đến phương pháp này có nhiều ý nghĩa thực tiễn mà trong đó có thể nhận thấy người nhiễm HIV có thể dễ dàng bộc lộ tình trạng bệnh của mình để tiếp cận điều trị sớm. Ngược lại những người chưa nhiễm có thể chủ động dự phòng HIV nhanh chống và kịp thời, hướng tới tương lai kết thúc HIV trong tương lai gần.

  1.             Cập nhật phương pháp dự phòng mới hiện nay

5.1  Phương pháp dự phòng “ dạng tiêm”

Apredute đã được FDA( Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) phê duyệt để tiêm dự phòng HIV cho những người âm tính với HIV. Đây là loại thuốc tiêm đang được giới y khoa kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với thuốc dạng viên PrEP khi giúp giảm tới 99% nguy cơ nhiễm HIV.

Theo Viện Sức khỏe Mỹ, Apredute tiêm cứ 8 tuần/lần có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và thậm chí còn hiệu quả hơn so với viên uống hàng ngày PrEP đã được phát triển trước đó. Với bước phát triển nghiên cứu này chúng ta có quyền hi vọng trong việc lựa chọn 1 phương pháp dự phòng HIV hiệu quả tuyệt đối hơn trong tương lai.

Đọc thêm >>> Thuốc tiêm dự phòng HIV được FDA lần lượt phê duyệt

5.2  Phương pháp dự phòng HIV cho phụ nữ – “vòng âm đạo”

Ngày 26/01/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo vòng đặt âm đạo Dapivirine (DPV-VR) được coi là một trong các lựa chọn dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm HIV kết hợp với các biện pháp dự phòng khác.

Vòng DPV-VR được làm từ cao su, dễ dàng đặt, thuốc Dapivirine được giải phóng dần trong vòng 28 ngày. Sau đó, khách hàng cần thay vòng đặt khác. Mục tiêu của việc đặt vòng DPV-VR là giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường âm đạo cho phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm HIV, được sử dụng cùng với các biện pháp quan hệ tình dục an toàn khác. DPV-VR có thể được sử dụng cùng với thuốc PrEP đường uống cho phụ nữ không muốn/ không có khả năng uống thuốc PrEP hàng ngày.

Từ tháng 11/2020, vòng DPV-VR được liệt kê trong danh mục thuốc thông qua kiểm định của WHO (WHO’s prequalification list of medicines).

Đọc thêm >>> Đã có thêm lựa chọn dự phòng HIV cho phụ nữ

  1.             Phương pháp nào sẽ thật sự hiệu quả để dự phòng?

Trước hết để dự phòng HIV một cách hiệu quả chúng ta nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh, sống chung thuỷ một vợ một chồng, quan hệ tình dục an toàn…Việc lựa chọn phương pháp dự phòng HIV chỉ phát huy hiệu quả nếu chúng ta hiểu và tuân thủ tuyệt đối phương pháp dự phòng đó. Và hơn hết để đảm bảo cần kết hợp các phương pháp dự phòng lại với nhau để tạo dựng một “hàng rào” vững chắc để HIV không có cửa ngỏ xâm nhập cho dù bạn có nguy cơ cao nhất.

Nguồn: Alocare

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Shopping cart
Start typing to see posts you are looking for.