TẦM SOÁT UNG THƯ CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

Mục lục bài viết

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư tại Việt Nam. Trung bình cứ 100.000 người thì có đến 159 người mới được chẩn đoán mắc ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Có thể thấy căn bệnh ung thư có thể cướp đi tính mạng của bất kỳ ai một cách dễ dàng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, có nhiều người chọn cách tầm soát ung thư để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh. Vậy tầm soát ung thư có thực sự cần thiết hay không?

1. Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là phương pháp dùng để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh ung thư hoặc phát hiện bệnh ung thư từ sớm thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó, người bệnh có thể điều trị kịp thời và triệt để.

2. Những phương pháp tầm soát ung thư

Tùy vào từng loại ung thư mà sẽ có những phương pháp tầm soát khác nhau như:

– Xét nghiệm máu: là phương pháp dùng để định lượng dấu ấn ung thư trong máu. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng nặng, nhẹ và dự đoán được diễn tiến của bệnh.

– Chụp PET/CT: phương pháp này giúp phát hiện ung thư từ sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa, có thể xác định vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát. Chụp PET/CT có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư.

– Xét nghiệm tủy: là phương pháp giúp xác định một cách chính xác hơn về khả năng mắc ung thư máu của người khám.

– Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư để kịp thời tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi nó bắt đầu ung thư.

– Chụp nhũ ảnh tuyến vú: đây được coi là một trong những phương pháp quan trọng để tầm soát ung thư vú. Phương pháp này chính là một dạng chụp X quang đặc biệt dành cho tuyến vú và thường được dùng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tuyến vú ở phụ nữ.

– Nội soi đại trực tràng: là phương pháp soi đại tràng cho tất cả mọi người ở lứa tuổi dưới 50 dù là người không có triệu chứng.

– Sinh thiết mô nghi ung thư: Đây được xem là phương pháp hiện đại nhất trong việc tìm kiếm sự tồn tại hay phát triển của các tế bào ung như.

3. Lợi ích

Như đã biết, ung thư là một căn bệnh nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng e sợ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bác sĩ có thể chủ động trong việc đưa ra các liệu pháp chữa trị hợp lý, tăng khả năng khỏi bệnh và làm giảm nguy cơ tử vong. Vì thế, việc tầm soát ung thư có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa tỉ lệ ung thư cũng như là chữa trị kịp thời nếu không may mắc phải.

4. Nhược điểm

Bên cạnh lợi ích to lớn vừa kể trên, tầm soát ung thư cũng có một số nhược điểm mà người khám có thể gặp phải.

Đầu tiên phải kể đến đó là dương tính giả. Kết quả tầm soát sai lệch so với thực tế làm người khám tốn kém thêm về chi phí cũng như là thời gian để xét nghiệm.

Bên cạnh dương tính giả, một nhược điểm nữa mà tầm soát ung thư có thể có đó là chẩn đoán quá mức. Điều này dẫn đến việc điều trị không cần thiết gây lãng phí cho người khám.

5. Lưu ý khi tầm soát ung thư

Để tránh những rắc rối vừa kể trên, người khám nên lưu ý những điều sau đây.

Đầu tiên là không nên tầm soát những cơ quan không cần thiết mà chỉ nên tập trung vào một số cơ quan có nguy cơ nhất định. Việc tầm soát tràn lan có thể không đem lại hiệu quả như tầm soát tập trung vào một bộ phận mà còn gây lãng phí cho người khám.

Bên cạnh đó cũng không nên lạm dụng các phương tiện tầm soát có thể gây nguy hiểm cho người khám. Việc này đôi khi gây ảnh hưởng không tốt lên cơ thể người khám, hay có thể nói nôm na là “chữa lợn lành thành lợn què”.

Tóm lại, tầm soát ung thư là cần thiết để kịp thời phát hiện mầm bệnh và điều trị, tuy nhiên người khám nên để ý kỹ các lưu ý bên trên để tránh lãng phí không cần thiết về thời gian và chi phí.

Nguồn: ALO CARE

Bạn cần xem thêm >>> Viêm gan C – Kẻ giết người thầm lặng

Bạn cần xem thêm >>> Luật bảo mật thông tin cho bệnh nhân HIV

Bạn cần xem thêm >>> HIV và những điều cần biết

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Shopping cart
Start typing to see posts you are looking for.