• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • Thứ tư, 27/03/2024, 05:55 (GMT+7)

34

Cách xử trí một số tình huống đặc biệt khi sử dụng PrEP

Cách xử trí một số tình huống đặc biệt khi sử dụng PrEP

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (hay PrEP) là sử dụng thuốc ARV để điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao hoặc có bạn tình nhiễm HIV. Thuốc  PrEP có hiệu quả dự phòng nhiễm HIV lên đến 97%. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng PrEP chúng ta sẽ gặp phải những tình huống khó khăn, vậy cách xử lý các tình huống thường gặp này như thế nào.

Khi bắt đầu sử dụng PrEP

* Phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ

Bệnh nhân cần sử dụng PEP trong 28 ngày, sau đó bắt đầu dùng PrEP nếu khách hàng có HIV âm tính và tiếp tục có hành vi nguy cơ.

* Có Hội chứng nhiễm HIV cấp tính

– Trường hợp chưa điều trị PrEP: Trì hoãn PrEP; xét nghiệm lại HIV trong vòng 01 tháng trước khi bắt đầu PrEP.

– Trường hợp đang sử dụng PrEP: Nếu nghi ngờ nhiễm HIV cấp, cần ngừng PrEP, xét nghiệm HIV sau 01 tháng; tư vấn sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV khác.

* Sử dụng PrEP ở người chuyển giới nữ

– TDF không làm giảm nồng độ hoóc môn nữ; hoóc môn nữ có thể làm giảm nồng độ TDF nhưng không đáng kể nếu dùng PrEP hằng ngày.

– Người chuyển giới nữ có sử dụng hoóc môn nữ chỉ nên sử dụng PrEP hằng ngày để bảo đảm hiệu quả của TDF.

Khi đang sử dụng PrEP

* Xử trí khi quên thuốc PrEP

o    Uống thuốc ngay khi nhớ ra, không uống quá 2 viên mỗi ngày.
o    Nếu quên thuốc từ 7 ngày trở lên, đánh giá lại như khách hàng PrEP mới

 o    Hướng dẫn sử dụng các công cụ hỗ trợ điều trị (ví dụ: các ứng dụng/nhắc nhở trên thiết bị di động) và gắn việc uống thuốc với các hoạt động hàng ngày của khách hàng.

* Xử trí khi có kết quả xét nghiệm creatinin, HBsAg, HIV trong khi đang sử dụng PrEP

– Xét nghiệm creatinin: Người có độ thanh thải creatinin < 60 mL/phút: tiếp tục PrEP và xét nghiệm lại creatinine.

– Xét nghiệm HBsAg:

+ Trường hợp HBsAg âm tính: Tư vấn tiêm vắc xin phòng viêm gan B.

+ Trường hợp HBsAg dương tính: đánh giá chỉ định điều trị viêm gan B. Nếu khách hàng đủ tiêu chuẩn điều trị viêm gan B, tư vấn khách hàng điều trị phác đồ có TDF. Nếu khách hàng chưa đủ tiêu chuẩn điều trị viêm gan B, điều trị PrEP nhưng thận trọng nguy cơ bùng phát viêm gan B khi ngừng PrEP.

– Xét nghiệm HIV:

+ Người đang sử dụng PrEP có xét nghiệm HIV dương tính: chuyển điều trị ARV ngay. Có thể xét nghiệm kiểu gen HIV kháng thuốc và điều chỉnh phác đồ phù hợp nếu cần.

+ Xét nghiệm HIV âm tính: tiếp tục sử dụng PrEP.

Khi ngưng sử dụng PrEP

PrEP không phải dùng suốt đời. Người sử dụng PrEP có thể ngừng sử dụng PrEP trong các trường hợp sau: Khách hàng không muốn tiếp tục sử dụng PrEP vì các lý do cá nhân, có thể liên quan hoặc không liên quan đến thay đổi hành vi, tình trạng HIV hay tác dụng phụ của thuốc; thầy thuốc chỉ định ngừng sử dụng PrEP trong trường hợp nhiễm HIV. Hoặc thầy thuốc chỉ định ngừng sử dụng PrEP phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc.

Khi khách hàng ngừng sử dụng PrEP vì bất kỳ lý do gì, cần thực hiện những việc sau: Xét nghiệm HIV nhanh đánh giá tình trạng HIV của khách hàng lúc ngừng sử dụng PrEP; ghi rõ nguyên nhân ngừng sử dụng PrEP vào hồ sơ bệnh án; đánh giá việc tuân thủ sử dụng thuốc PrEP trong vòng một tháng gần đây; đánh giá hành vi nguy cơ cao gần đây (tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy).

Kê đơn cho khách hàng tiếp tục sử dụng PrEP trong vòng 28 ngày kể từ lần phơi nhiễm cuối cùng. Riêng đối với nam quan hệ tình dục đồng giới kê đơn thuốc PrEP thêm 2 ngày nữa kể từ lần quan hệ tình dục gần nhất. Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo quy định.

Người bị viêm gan B mạn tính khi đang sử dụng PrEP mà ngừng thì cần được theo dõi chặt chẽ viêm gan B bùng phát: đột ngột tăng ALT> 3 lần mức tăng ban đầu hoặc > 5 lần ULN (giới hạn trên của mức bình thường) và không do các nguyên nhân khác như rượu, thuốc…. 

PrEP ở một số nhóm đối tượng đặc biệt

– Vị thành niên (<18 tuổi) : có sự đồng ý của phụ huynh, người giám hộ hoặc tư vấn các biện pháp phòng tránh khác. 

– Phụ nữ mang thai/cho con bú: vẫn có chỉ định PrEP nếu có nguy cơ cao nhiễm HIV.

– Người tiêm chích ma túy: Ưu tiên sử dụng các biện pháp can thiệp giảm hại và dự phòng khác.

Nguồn: Tham khảo chính: 5968/QĐ-BYT

 

 

Chia sẻ bài viết:
Bệnh cơ hội thường gặp ở bệnh nhân HIV

Bệnh cơ hội thường gặp ở bệnh nhân HIV

Ở bệnh nhân HIV/AIDS, tình trạng suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho các mầm bệnh thường ít gây bệnh ở một ký chủ có hệ miễn dịch khỏe mạnh phát triển tùy theo mức độ suy giảm miễn dịch, gọi là nhiễm trùng cơ hội hay bệnh cơ hội. Vậy bệnh cơ […]

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV Combo

Những điều cần biết về xét nghiệm HIV Combo

HIV là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt khi tiến triển đến giai đoạn AIDS. Xét nghiệm HIV và điều trị kịp thời sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Giúp người bệnh duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Xét nghiệm HIV Combo là phương […]

Quan hệ nhiều lần trong 1 tuần có tốt không? Bao nhiêu là đủ?

Quan hệ nhiều lần trong 1 tuần có tốt không? Bao nhiêu là đủ?

Quan hệ tình dục là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc gia đình. Hoạt động tình dục lành mạnh không chỉ mang lại hạnh phúc mà còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang thắc mắc rằng quan hệ bao […]

Các phương pháp xét nghiệm HIV sớm và hiệu quả

Các phương pháp xét nghiệm HIV sớm và hiệu quả

Xét nghiệm HIV là bước quan trọng để xác định tình trạng nhiễm HIV, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Có ba loại xét nghiệm HIV chính: xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị. Mỗi loại xét nghiệm có những đặc điểm […]