Dự phòng trước phơi nhiễm HIV

DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV – PrEP

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP – Pre-Exposure Prophylaxis) là một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HIV bằng cách sử dụng thuốc kháng vi-rút trước khi có nguy cơ phơi nhiễm.
Tại ALO CARE, chúng tôi chuyên tư vấn, hỗ trợ cấp thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) bao gồm cả PrEP miễn phí và PrEP thương mại cho từng đối tượng khách hàng.

DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV

PrEP
Quy trình cung cấp PrEP_A2 (1)

    Tư vấn dịch vụ

    Tên dịch vụ:

    Xem thêm
    Xem thêm

    PrEP là gì?

    PrEP là viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis có nghĩa là tự phòng trước phơi nhiễm. Dự phòng ở đây còn có nghĩa là sự ngăn chặn, kiểm soát quá trình lây lan của virus HIV.

    PrEP giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống lây nhiễm HIV với đối tượng dễ bị phơi nhiễm virus HIV. PrEP có tác dụng phòng chống lây bệnh bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của virus HIV trong cơ thể.

    PrEP dành cho những ai?

    • Nam QHTD đồng giới (MSM)
    • Người lao động tình dục
    • Chuyển giới nữ (TGW)
    • Bạn tình với người nhiễm HIV (hoặc chưa rõ tình trạng)

    Cách sử dụng PrEP

    Có 2 cách sử dụng PrEP bao gồm:

    • PrEP hằng ngày: 1 viên mỗi ngày, đúng giờ
    • PrEP tình huống: Theo liệu trình 2+1+1

    Việc sử dụng PrEP phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Tại ALO CARE, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám và tư vấn về cách sử dụng phù hợp nhất cho mỗi trường hợp hoàn toàn miễn phí.

    Vì sao nên nhận PrEP miễn phí tại ALO CARE?

    HỎI ĐÁP VỀ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV – PrEP

    Nhận PrEP tại phòng khám ALO CARE không tốn bất kỳ chi phí ẩn nào. ALO CARE là đối tác của Chương trình PEPFAR từ Hoa Kỳ thông qua Bộ Y tế và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP. Hồ Chí Minh.

    Chương trình này đảm bảo cung cấp thuốc PrEP và các xét nghiệm liên quan mà không mất bất kỳ chi phí nào cho người sử dụng. ALO CARE cam kết mang lại điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách hàng tiếp cận PrEP tại các cơ sở y tế của chúng tôi.

    Cách đăng ký nhận PrEP miễn phí tại ALO CARE đơn giản và nhanh chóng:

    • Cách 1: Liên hệ trực tiếp qua hotline 1900.638.518 hoặc điền thông tin vào form đăng ký.
    • Cách 2: Điền thông tin liên hệ vào form đăng ký.
    • Cách 3: Liên hệ qua hệ thống mạng xã hội của ALO CARE:
      • Fanpage: ALO CARE
      • Zalo OA: Phòng khám ALO CARE

    Sử dụng PrEP đúng cách dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có hiệu quả rất cao trong việc ngăn chặn HIV.

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), nếu sử dụng những loại thuốc này thường xuyên, khả năng nhiễm HIV trong khi phát sinh quan hệ tình dục có thể giảm đến 70%.

    Bạn cần xét nghiệm HBsAg để biết mình có nhiễm vi-rút viêm gan B hay không.

    • Trường hợp HBsAg âm tính bạn cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B.
    • Trường hợp HBsAg dương tính bạn vẫn sử dụng được PrEP nhưng theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • PrEP rất an toàn, không có tác dụng phụ đối với 90% người sử dụng.
    • Khoảng 10% người sử dụng PrEP gặp tác dụng phụ nhẹ như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn hoặc chóng mặt, thường kéo dài trong vài ngày đến vài tuần.
    • Một tỷ lệ rất nhỏ không thể dùng PrEP vì họ có vấn đề về thận. Xét nghiệm chức năng thận (độ thanh thải Creatinine) cần được thực hiện khi bắt đầu PrEP và định kỳ hằng năm.
    • Người dùng PrEP chứa TDF có thể gặp giảm nhẹ độ cứng của xương, nhưng mật độ khoáng xương trở lại bình thường sau khi ngừng sử dụng PrEP.
    • PrEP cần được uống đều đặn mỗi ngày. Để tránh quên, hãy gắn việc uống PrEP với một thói quen hàng ngày như đánh răng, hoặc đặt báo thức trên đồng hồ hoặc điện thoại để nhắc nhở.
    • Uống PrEP vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (sáng, chiều, tối), trước hoặc sau khi ăn. Nhưng cần uống đúng 1 giờ cố định.
    • Nếu quên uống một viên PrEP, hãy uống ngay khi nhớ ra. Thỉnh thoảng  khi bạn nhớ nhầm và uống hai viên PrEP trong một ngày vẫn an toàn. Nhưng không nên uống quá hai viên một ngày.
    • PrEP đạt hiệu quả tối đa sau 7 ngày sử dụng (đối với dự phòng QHTD qua đường hậu môn) và sau 21 ngày sử dụng (đối với QHTD qua đường âm đạo hoặc đường máu)
    • PrEP cần được uống đều đặn mỗi ngày. Để tránh quên, hãy gắn việc uống PrEP với một thói quen hàng ngày như đánh răng, hoặc đặt báo thức trên đồng hồ hoặc điện thoại để nhắc nhở.
    • Uống PrEP vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (sáng, chiều, tối), trước hoặc sau khi ăn. Nhưng cần uống đúng 1 giờ cố định.
    • Nếu quên uống một viên PrEP, hãy uống ngay khi nhớ ra. Thỉnh thoảng  khi bạn nhớ nhầm và uống hai viên PrEP trong một ngày vẫn an toàn. Nhưng không nên uống quá hai viên một ngày.
    • PrEP đạt hiệu quả tối đa sau 7 ngày sử dụng (đối với dự phòng QHTD qua đường hậu môn) và sau 21 ngày sử dụng (đối với QHTD qua đường âm đạo hoặc đường máu)
    • Bạn cần xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu sử dụng hoặc tái sử dụng PrEP sau một thời gian ngừng. Chỉ dùng PrEP khi kết quả xét nghiệm HIV âm tính. PrEP không dành cho người đã nhiễm HIV, vì sử dụng PrEP ở những người này có thể dẫn đến kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị sau này.