Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất vòng âm đạo dapivirine (DPV-VR) có thể được cung cấp như một lựa chọn dự phòng bổ sung cho nhóm phụ nữ có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Vòng âm đạo phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng cách nào?
Vòng âm đạo dapivirine (DPV-VR) được làm bằng silicon, dễ dàng uốn cong và lắp vào, bên trong là thuốc kháng virus HIV. Thuốc sẽ được giải phóng khi vòng được đưa vào bên trong âm đạo và giữ 28 ngày để dự phòng cho phụ nữ khỏi nguy cơ lây nhiễm. Khuyến cáo thay vòng sau khi đã hết tác dụng.
Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đã cho ra kết quả chứng minh hiệu quả dự phòng của phương pháp mới này hoàn toàn tin cậy đối với phụ nữ. Tháng 11/2020, vòng âm đạo được WHO chính thức đưa vào danh sách dự phòng bổ sung HIV, sử dụng kèm với các biện pháp thông dụng và an toàn hơn, ví dụ như PrEP (Xem thêm PrEP là gì tại đây).
Trong tương lai, vòng âm đạo sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển để mang tính ứng dụng hơn. Dự kiến, vòng sẽ được tích hợp cùng lúc 2 công dụng ngừa thai và ngừa HIV nhằm tăng khả năng chấp thuận trên nhóm phụ nữ, đưa sản phẩm ngày càng phổ biến hơn trên thị trường.
Vì sao phụ nữ được quan tâm dự phòng lây nhiễm HIV?
Theo công bố mới nhất của UNAIDS vào 8/12/2021, toàn thế giới năm 2020 ghi nhận 150 nghìn trẻ vừa mới nhiễm HIV và gần một nửa (46%) số trẻ nhiễm HIV (1,7 triệu) không được điều trị và cứu sống. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc trẻ em gái vị thành niên (13-17) và phụ nữ nhóm tuổi sinh sản (18-35) không được phổ biến và tiếp cận kịp thời với các hỗ trợ cần thiết về dự phòng hoặc điều trị HIV trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú.
Dữ liệu trên đã phản ánh chân thực những bất công đối với quyền tiếp cận và chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái. Chính khoảng cách này lại tạo thêm một tác động kép làm trầm trọng thêm dịch HIV/AIDS. UNAIDS cho rằng, mặc dù các quốc gia đã đồng loạt cam kết nhiều chương trình hành động để hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ được dự phòng HIV và chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện nhất, bất bình đẳng vẫn làm cản trở những nỗ lực chung của toàn cầu để đạt được mục tiêu chấm dứt AIDS hoàn toàn đến năm 2030.
Bất bình đẳng được nhìn nhận ở việc phụ nữ vẫn có ít cơ hội hơn nam giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Phụ nữ phải gánh vác các công việc chăm sóc gia đình như một nghĩa vụ. Phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn quá phổ biến.
Chính những vấn đề này đã tạo tiền đề cho thông điệp của ngày phòng chống AIDS Thế Giới 12/12/2021, hành động cho năm 2022 mang tên: “Chấm dứt bất bình đẳng, chấm dứt AIDS, chấm dứt đại dịch”. Đồng thời, sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của toàn thế giới trong tương lai.
Nên hiểu đúng về dự phòng lây nhiễm HIV như thế nào?
Dự phòng lây nhiễm HIV chính là việc ngăn chặn tối ưu nhất khả năng xâm nhập của virus HIV vào trong cơ thể con người. Hiểu rộng hơn, dự phòng HIV chính là cơ hội được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng tất cả những biện pháp dự phòng HIV hiệu quả, tin cậy, và an toàn nhất.
Hiện nay, khoa học tiên tiến đã đưa vào ứng dụng thành công rất nhiều phương pháp dự phòng HIV. Tuy nhiên, việc đưa các biện pháp này được biết đến và sử dụng rộng rãi với công chúng vẫn còn là một hạn chế. Hầu hết là bởi các rào cản không liên quan đến sức khỏe, ví dụ: kỳ thị và phân biệt đối xử, bất bình đẳng, giá thành thị trường và thậm chí là chính trị.
Để là một nhân tố góp phần thay đổi tích cực cho vấn đề này, mỗi cá nhân được đề xuất nên tự trang bị cho mình những thông tin cập nhật mới nhất và tin cậy nhất về các biện pháp dự phòng và điều trị HIV. Một trong những biện pháp phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay phải kể đến như: Xét nghiệm nhanh HIV trong vòng 14 – 21 ngày; Điều trị dự phòng trước và trong phơi nhiễm (PrEP và PEP); các phác đồ điều trị HIV kết hợp dự phòng cho bạn tình,…Và hãy có sự tham vấn với nhân viên y tế có chuyên môn khi có nhu cầu sử dụng một trong các dịch vụ kể trên.
ALO CARE có thể là một điểm đến tin cậy dành cho bạn.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau dưới quan điểm riêng của tác giả. Mọi trích dẫn hoặc sử dụng bài viết nên ghi rõ nguồn sử dụng.
Các bài viết được tham khảo:
https://www.who.int/news/item/26-01-2021-who-recommends-the-dapivirine-vaginal-ring-as-a-new-choice-for-hiv-prevention-for-women-at-substantial-risk-of-hiv-infection
https://www.unaids.org/en/keywords/women-and-girls?page=1
Bạn nên xem thêm >>> HIV và những điều cần biết
Bạn nên xem thêm >>> Bạn biết gì về bệnh sùi mào gà
Bạn nên xem thêm >>> Bệnh giang mai là gì? Các triệu chứng và giai đoạn