• TIN TỨC / CHI TIẾT
  • Chủ nhật, 08/06/2025, 23:48 (GMT+7)

38

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hướng dẫn cách tra cứu thông tin thuốc, ‘kỹ năng’ tránh mua thuốc giả

tra-cuu-thuoc-gia-

Thuốc giả đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng. Trên mạng xã hội và các nền tảng mua bán trực tuyến, tình trạng buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng phổ biến. Trước thực trạng này, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến cáo chính thức và hướng dẫn người dân cách tra cứu thông tin thuốc đã được cấp phép.

Vì sao cần tra cứu nguồn gốc thuốc?

  • Tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng

  • Đảm bảo sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng nhà sản xuất

  • Giữ an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với thuốc kê đơn, thuốc điều trị bệnh mãn tính hoặc bệnh nặng

Hướng dẫn tra cứu số đăng ký và mẫu nhãn thuốc đã được cấp phép

Bước 1: Truy cập website tra cứu

Vào trang Dịch vụ công trực tuyến để tra cứu thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành:

  • Đối với thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế:

→ 🔗Truy cập: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index

  • Đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:

→ 🔗Truy cập: https://ydct-dichvucong.moh.gov.vn/congbothuoc

Bước 2: Nhập số đăng ký thuốc

Nhập dãy số đăng ký vào ô tra cứu và nhấn “Tìm kiếm” để hiển thị thông tin.

Số đăng ký là mã do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành cho từng loại thuốc, là dãy số đứng sau chữ SĐK.

👉 Các mã SĐK thường bắt đầu bằng:

  • Thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế: VD-VN-VS-GC-,…
  • Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: TCT-VCT-VNCT-,…

📦 Bạn có thể tìm thấy số này ở mặt bên, mặt sau hoặc tem phụ dán trên vỏ hộp. Đối với 1 số thuốc dạng bôi, tuýp, lọ thì Số đăng kí có thể in trên thân của tuýp thuốc, lọ thuốc.

image_2025-04-18_18-11-41.png

Bước 3: Kiểm tra thông tin đối chiếu

Nếu tra cứu hiển thị đầy đủ các thông tin:

Tên thuốc, số đăng ký, HDSD/mẫu nhãn, dạng bào chế, hoạt chất, hàm lượng, nơi sản xuất… Tình trạng còn hiệu lực → Yên tâm sử dụng

Nếu không hiển thị kết quả, thuốc đó có nguy cơ là hàng giả.

8 khuyến cáo quan trọng để tránh mua phải thuốc giả

1. Mua thuốc tại nơi uy tín

  • Chỉ mua thuốc ở các nhà thuốc, quầy thuốc được cấp phép, có uy tín và địa chỉ rõ ràng. Không mua từ nguồn không rõ ràng như chợ, hàng rong hoặc qua các trang mạng xã hội, livestream…

2. Kiểm tra bao bì và thông tin trên vỏ thuốc

Bao bì phải nguyên vẹn, không rách, mờ hoặc có dấu hiệu bị chỉnh sửa. Kiểm tra các thông tin như:

  • Tên thuốc, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số đăng ký, tên nhà sản xuất: Các thông tin này phải rõ ràng, không tẩy xóa.
  • So sánh với bao bì chính hãng (nếu có) để phát hiện sự khác biệt về màu sắc, chữ in, hoặc logo.
  • Quan sát màu sắc, kích thước, ký hiệu trên viên thuốc, hộp thuốc. Nếu có sự khác biệt so với lần sử dụng trước hoặc so với mô tả chính hãng, không nên sử dụng.
  • Sử dụng ứng dụng quét mã vạch/mã QR để kiểm tra thông tin sản phẩm (trường hợp có in mã vạch/mã QR trên vỏ hộp, mã không quét được hoặc thông tin không khớp, hãy nghi ngờ).

3. Yêu cầu hóa đơn và chứng từ

  • Khi mua thuốc, yêu cầu hóa đơn mua hàng để đảm bảo nguồn gốc.
  • Hóa đơn cũng là cơ sở để khiếu nại nếu phát hiện thuốc giả.

4. Chú ý giá cả bất thường

  • Thuốc giả thường được bán với giá rẻ bất thường để thu hút người mua.
  • Nếu giá quá thấp so với thị trường, cần cẩn trọng.

5. Tìm hiểu thông tin từ nguồn chính thức

  • Tra cứu thông tin thuốc trên website của Cục Quản lý dược (dav.gov.vn) hoặc các trang web uy tín của nhà sản xuất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi mua. Đối với thuốc kê đơn chỉ mua thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.

6. Cảnh giác với thuốc bán online

  • Từ ngày 01/07/2025, khi Luật số 44/2024 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược) có hiệu lực thi hành, chỉ những loại thuốc không kê đơn mới được phép kinh doanh (bán lẻ) qua hình thức thương mại điện tử. Cụ thể, thuốc chỉ được bán qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng hoặc website có chức năng đặt hàng trực tuyến và đã được cấp phép.
  • Sau ngày 01/07/2025, trường hợp mua thuốc qua mạng, chỉ nên mua trên các trang web được cấp phép bán thuốc trực tuyến. Tuyệt đối không mua thuốc qua các nền tảng mạng xã hội hoặc từ người bán cá nhân không rõ nguồn gốc.

7. Hạn chế mua thuốc theo lời quảng cáo

  • Tránh tin vào các lời quảng cáo “thần dược” hoặc thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán qua mạng hoặc truyền miệng.

8. Báo cáo nếu nghi ngờ

  • Nếu phát hiện dấu hiệu thuốc giả, báo ngay cho cơ quan chức năng như Sở Y tế, Cục Quản lý dược hoặc công an địa phương để xử lý.
  • Nếu đã mua phải thuốc giả, ngừng sử dụng ngay và liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn. Việc sử dụng thuốc giả có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các trường hợp cần hỗ trợ trong quá trình tra cứu, gọi ngay hotline 1800.6928 để được tư vấn miễn phí.

Mua thuốc an toàn tại Phòng khám ALO CARE

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín như Phòng khám Alo Care khi cần mua thuốc hoặc tư vấn sử dụng thuốc.

Tại sao nên mua thuốc tại ALO CARE?

  • 💊 Đầy đủ giấy phép hoạt động theo quy định của Bộ Y tế

  • 🧑‍⚕️ Đội ngũ dược sĩ chuyên môn cao, tư vấn đúng liều dùng – đúng bệnh

  • 📦 Nguồn thuốc nhập chính hãng, có hóa đơn chứng từ đầy đủ

  • 🔍 Hỗ trợ tra cứu số đăng ký, kiểm tra tem chống giả, mã vạch rõ ràng

  • 📲 Đặt hàng trực tuyến tiện lợi, giao thuốc tận nơi theo đúng quy định mới từ 01/07/2025


ALO CARE – CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN

📞 Hotline: 1900.638.518 🌍 Website: phongkhamalocare.com

Chia sẻ bài viết:
Acriptega điều trị HIV có hiệu quả không?

Acriptega điều trị HIV có hiệu quả không?

Acriptega điều trị HIV có hiệu quả cao nếu người bệnh sử dụng đúng hướng dẫn và đều đặn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc giúp giảm nhanh tải lượng virus HIV xuống mức không phát hiện được chỉ sau vài tháng điều trị, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ […]

Quan hệ bằng miệng có nguy cơ nhiễm HIV không?

Quan hệ bằng miệng có nguy cơ nhiễm HIV không?

Quan hệ bằng miệng và HIV Quan hệ bằng miệng, đặc biệt là khi miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của bạn tình, được xem là có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp hơn rất nhiều so với quan hệ qua đường âm đạo hoặc hậu môn không sử dụng biện pháp bảo […]

Bệnh giang mai: Dấu hiệu qua các giai đoạn

Bệnh giang mai: Dấu hiệu qua các giai đoạn

Bệnh giang mai còn được gọi là bệnh lậu giang mai, là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Dưới đây là cách nhận biết bệnh giang mai qua các giai đoạn. Bệnh giang mai giai đoạn nguyên phát Săng Giang Mai: Triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất là […]

Sức khỏe tâm thần là gì? Những điều bạn cần biết!

Sức khỏe tâm thần là gì? Những điều bạn cần biết!

Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho thấy sự khỏe mạnh và hoạt động trí tuệ hiệu quả của mỗi cá nhân. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn và quan tâm chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần nhé! Sức khỏe tâm thần là gì? Theo Tổ chức Y […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *